Văn khấn Tam Bảo, cách cúng dường Tam Bảo chi tiết
Tam Bảo là gì? Văn khấn Tam Bảo và cách cúng dường Tam Bảo tại chùa sẽ được diễn giải chi tiết qua bài viết sau đây.
Tam Bảo là gì?
Theo Phật giáo, Tam Bảo được hiểu là “ba ngôi báu” bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Theo đó, Phật là chính là người tìm ra cách để giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ của vòng lặp sinh tử luân hồi dài đằng đẵng. Pháp là những giáo lý được Đức Phật truyền lại cho đời sau để những chân lý của việc tu hành có thể giải thoát khỏi những khổ đau. Tăng ở đây là những vị tu sĩ tu hành theo chân lý của Phật. Họ là những người giữ gìn và truyền lại những giáo lý tốt đẹp cho đời sau, giúp cho Phật giáo được trường tồn và hưng thịnh về sau.
Vì vậy nên cúng dường Tam Bảo chính là sự thể hiện lòng thành, ân đức của Pháp đến chúng sinh. Thông qua lễ cúng, văn khấn Tam Bảo còn giúp vun bồi thêm niềm tin, tâm đức cho Phật tử và giúp Phật tử có thể tịnh tâm tu hành.
Theo như những ghi chép trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có dạy Phật tử rằng có 5 lợi ích đến từ việc cúng dường bố thí: “Một là được nhiều người yêu thích. Hai là được các bậc thiện nhân, chân nhân thân cận. Ba là tiếng đồn tốt đẹp sẽ được truyền đi xa. Bốn là không có những sai lệch pháp của người gia chủ. Năm là khi thân hoại mạng chung, sinh lên được cõi lành, thiện giới”.
Khi là Phật tử thì cần thực hành cúng dường Tam Bảo như lời nhắc nhở về việc tự quy y. Thông qua việc làm lễ Tam Bảo để ghi nhớ nhờ có Phật đã tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân đồng thời qua đó duy trì ba ngôi báu để được trường tồn tiếp tục giáo hóa chúng sinh.
Vì sự quan trọng của lễ cúng mà Phật Tử cần chuẩn bị thật chi đáo từ lễ nghi, thủ tục, sắm lễ cho đến văn khấn Tam Bảo.
Những lễ vật cúng Tam Bảo
Theo tử vi – phong thủy, cúng Tam Bảo thường cần chuẩn bị rất nhiều từ văn khấn Tam Bảo cho đến lễ vật. Sau đây là danh sách lễ vật cơ bản cần có trong lễ cúng:
- Nhang, đèn.
- Trái cây.
- Trà, rượu.
- Đồ chay.
- Giấy cúng.
Văn khấn Tam Bảo
Sau đây là bài văn khấn Tam Bảo chi tiết:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được…(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Hạ lễ sau khi cúng Tam Bảo
Sau khi đọc văn khấn Tam Bảo xong và kết thúc các nghi lễ cúng bái gia chủ cần chờ hết nhang rồi mới hóa vàng. Hóa vàng xong mới hạ lễ các bàn thờ và lưu ý khi hạ lễ vật tại các bàn thờ bên ngoài theo hàng dọc trước rồi mới đến bên trong bàn thờ chính.
Trên đây là bài tổng hợp về cách cúng dường Tam Bảo và văn khấn Tam Bảo chi tiết mà bạn không nên bỏ qua. Mong rằng qua bài viết này có thể giúp ích đến bạn. Để biết thêm nhiều bài văn khấn khác mời bạn đến với XSVN để tìm hiểu.