Quẻ chủ là gì? Cách lập quẻ chủ trong Kinh Dịch
Quẻ chủ là gì? Các phương thức lập quẻ chủ trong Kinh Dịch sẽ được trình bày qua bài phân tích sau.
Quẻ chủ là gì?
Vậy quẻ chủ là gì? Quẻ chủ hay quẻ chính (quẻ tiên thiên) là quẻ gốc ban đầu thể hiện giai đoạn đầu sự việc. Quẻ chủ có tác dụng chủ đạo, tác dụng quyết định khi phán đoán cát hung. Căn cứ nhu cầu của sự việc ở quẻ chủ để quyết định cần hay không cần đến quẻ hỗ hay quẻ biến.
Trong đó, quẻ chủ sẽ ứng với đầu sự việc, quẻ hỗ ứng với giai đoạn giữa và quẻ biến ứng với giai đoạn cuối của sự việc.
Để tìm được quẻ gốc hay quẻ chủ ta phải tìm được “Số” của sự vật muốn dự báo. Vì bất kì sự vật, hiện tượng nào hiện hữu trong không gian, thời gian nhất định đều có số mệnh của mình tại thời điểm đó.
Các cách lập quẻ chủ là gì trong Kinh Dịch
Cách lập quẻ chủ (quẻ gốc) theo năm tháng ngày giờ
Theo tử vi – phong thủy cách này dùng năm tháng ngày giờ “số tiên thiên” ứng với “Số” của sự vật hiện tượng. Ta đã biết số tiên thiên của quẻ chỉ có 8, vì vậy nếu số lớn hơn 8 phải trừ đi 8, số dư của số là quẻ gốc (quẻ chủ) định tìm. Nếu số năm tháng ngày giờ lớn hơn số 8 nhiều lần thì lấy số đó chia cho số 8, số dư là số quẻ gốc. Nếu số dư bằng 0 tức là số 8. Đó là số của quẻ.
Cách lập quẻ chủ là gì bằng cách xem phương vị, hình thái sự vật
Có thể dùng cách quan sát hình thái, phương vị sự vật để suy đoán hậu vận của sự vật. Muốn lập quẻ chủ là gì theo cách này cần nắm vững tượng vạn vật của bát quái. Ví dụ: ông già, bật trưởng lão,.. thuộc quẻ Càn; thiếu nữ, người tỳ thiếp thuộc quẻ Đoài; trai tráng, con cả thuộc quẻ Chấn. Theo đó:
Lấy những quẻ đó làm quẻ Thượng, lấy hướng xuất hiện làm quẻ Hạ. Chú ý phương hướng theo Hậu Thiên Bát Quái, cụ thể: phương Bắc thuộc quẻ Khảm, Tây Bắc thuộc quẻ càn, Đông Bắc thuộc quẻ Cấn, chính Đông thuộc quẻ Chấn, Đông Nam thuộc quẻ Tốn, chính Nam thuộc quẻ Ly, Tây Nam thuộc quẻ Khôn, chính Nam thuộc quẻ Đoài. Ghép Thượng quái và Hạ quái rồi làm tương tự trên ta sẽ được quẻ chủ hay còn gọi là quẻ gốc.
Cách lập quẻ chủ (quẻ gốc) bằng cách xem chữ viết
Bên cạnh những phương thức trên ta còn có thể xem quẻ thông qua chữ viết:
Nếu chỉ có 1 chữ thì đếm số ký tự trong chữ số đó để lấy số quẻ của Thượng. Cộng thêm số giờ để lấy số quẻ của Hạ.
Nếu là 2 chữ thì lấy số ký tự của chữ thứ nhất làm quẻ Thượng và lấy số ký tự của chữ còn lại làm quẻ Hạ.
Nếu từ 3 chữ trở lên thì chia đôi số chữ: nửa ít phần trên để lấy số quẻ Thượng, nửa nhiều phần dưới lấy quẻ Hạ.
Nếu trên 4 chữ là “Tứ tượng”, chỉ cần đếm số chữ, không cần đếm ký tự. Nếu có nhiều câu thì dùng câu đầu để tìm số của quẻ Thượng, câu cuối để tìm số quẻ Hạ. Các câu còn lại không dùng.
Phương pháp tìm quẻ chủ bằng cỏ thi
Phương pháp tìm quẻ chủ bằng cỏ thi là cách cổ xưa nhất được các nhà bốc dịch hay dùng ngày xưa. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm bất lợi là mất thời gian.
Để áp dụng cách lập quẻ này ta cần 50 cọng cỏ thi và gộp chung lại. Theo đó người xin quẻ sẽ rút ra một cọng tượng trưng cho sự thống nhất ban đầu. Sau đó, rút theo phương pháp chi tiết hơn để lấy nội quái và ngoại quái của quẻ gốc.
Trên đây là những chia sẻ của XSVN liên quan đến quẻ chủ là gì và các cách lập quẻ chủ phổ biến. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn.